Thứ Sáu, tháng 7 20, 2007

Khóc Đại Ngọc




Đại Ngọc đã chết cùng Trần Hiểu Húc! Khóc nàng, cũng là khóc Trần Hiển Húc, khóc cho một kiếp vô thường, cũng là khóc tình tôi ngày nào.

----------



Khóc Đại Ngọc

Người ngọc song khuê khuất dáng rồi
Thềm hoa hoang hoải bóng trăng rơi
Lầu hương công tử sầu tri kỉ
Giấc mộng uyên ương lạnh bên đời


Mây đẹp mau tan, mộng đẹp trôi
Vì ai hoa thắm rụng tơi bời
Chôn hoa nào biết người xuân cũ
Hồng phai hương lạt luống ngậm ngùi


Đàn lạnh một cung, trâm gẫy đôi
Khóc người bạc mệnh, lệ tuôn rơi
Sông Tương dấu cũ còn đâu thấy
Song trúc ngẩn ngơ nỗi nhớ người


HN Đêm 17.5.07 Read More!

Vì sao người Việt chỉ đoàn kết khi nhậu?

Đang bận, nhưng đọc được bài này, ngứa ngáy chân tay quá thế là lại phải gõ. Mình đúng là rách việc mà.

Tác giả bài báo này tổng kết 4 lý do vì sao người Việt k đoàn kết:

-Thứ nhất, người Việt đưa môi trường làm việc vào cuộc sống riêng tư, coi đồng nghiệp là bạn bè thân thiết nên không tránh được các cung bậc tình cảm hỉ nộ ái ố.

-Thứ hai, người Việt làm việc không chuyên nghiệp, hay tự ái cá nhân nếu bị phê phán trong công việc.

-Thứ ba, người Việt hay chia bè phái, phe cánh.

-Thứ tư, người Việt đặt lợi ích mình cao hơn lợi ích tập thể.

Mình không thấy thuyết phục lắm.

-Thứ nhất, đúng là người Việt không có thái độ tách biệt giữa công việc và tình cảm, nhưng có trời mới biết họ có thực sự coi đồng nghiệp là bạn bè thân thiết hay không, hay đó chỉ là thói quen đưa vấn đề riêng tư vào công việc.

Mình nhớ ông thầy người Úc từng nói làm gì có tình bạn ở công sở, chỉ có sự cạnh tranh. Mình thấy điều đó đúng với mọi môi trường làm việc và văn hoá. Con người ở đâu thì vẫn là con người, ai mà không mang đầy đủ các cung bậc hỉ, nộ, ái, ố. Đố kỵ là tính cách cơ bản nhất của con người. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ người ta kiềm chế được nó đến đâu, xử lý nó thế nào.

Cộng tác là một mặt khác của mối quan hệ đồng nghiệp. Tây mạnh về mặt này nhưng người Việt lại yếu ở mặt này là do đâu, sẽ nói ở phần dưới.

-Ai mà không tự ái cá nhân khi bị phê phán trong công việc? Đã là con người ai là không quan tâm đến thể diện (trừ người bệnh đã mất khả năng nhận thức). Quan trọng là phê phán thế nào để đạt được hiệu quả, người Việt yếu vì người Việt không có văn hoá phê phán, cũng sẽ nói tiếp ở dưới.

-Chia rẽ, bè phái là hệ quả của tính không đoàn kết, không phải là nguyên nhân.

-Nếu nói về tính cộng đồng và tính cá thể thì Tây có khi có tính cá thể cao hơn Việt, nhưng vì sao trong công việc họ lại biết đặt lợi ích tập thể lên trên, điều đó không thể chỉ giải thích bằng văn hoá, sẽ nói kỹ dưới đây.

Mình nghĩ để giải thích cho tính mất đoàn kết của người Việt một mặt phải nhìn vào văn hoá vì văn hoá sẽ chi phối tư duy và cách hành xử. Nhưng văn hoá là lớp cắt sâu, và nó không đủ để giải thích, vì thế phải nhìn cả vào điều kiện kinh tế xã hội - là lớp cắt ngang - nữa (mà thực ra 2 mặt này quan hệ qua lại, khó tách biệt).

Văn hoá VN là văn hoá tiểu nông, tính tư hữu cao (đó chính là lý do vì sao mà phong trào hợp tác xã thất bại - đoạn này tự kiểm duyệt hehe, khổ thế, đưa ra public đếch dám nói thật hết những gì mình nghĩ...!!). Chính ông ngoại quốc tên là Mác cũng thấy rằng người nông dân giống như củ khoai, dốc ra khỏi bao tải thì mỗi củ lăn đi một nơi. Trong khi những nền văn hoá kém tính ổn định hơn như văn hoá du mục phương Tây, thì các thành viên trong cộng đồng buộc phải có tính cộng tác cao hơn do điều kiện sống luôn phải di chuyển theo bầy đàn (mặc dù điều này ko có nghĩa là họ ko có tính cá thể cao).

Nói về điều kiện kinh tế- xã hội, những xã hội công nghiệp hoá cao thì tính đoàn kết, cộng tác phải cao hơn vì tất cả phải theo dây chuyền (có lẽ do đặc trưng văn hoá nên các xã hội phương Tây có điều kiện công nghiệp hoá dễ hơn mình).

Còn trong một xã hội lộn xộn như VN, mạnh ai nấy sống thì chẳng ai thấy sự cần thiết của cộng tác và đoàn kết. Đó là chưa nói ở nơi đâu mà điều kiện sống càng khắc nghiệt thì càng khuyến khích cạnh tranh không lành mạnh (mọi người có thấy bẩn tính nhất thế giới là người Ấn, người Việt và người Tàu không?). Thể chế pháp luật không đủ mạnh để kiềm chế thì cái sự chia rẽ nội bộ, gây bè kết cánh, đố kỵ hãm hại nhau, đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích tập thể nó càng hoành hành.

Tất cả những cái này có thể học được không, tư duy phê phán, văn hoá phê phán, văn hoá cộng tác? Câu trả lời hiển nhiên là có. Không ai tự nhiên sinh ra đã có sẵn những thói quen và cách hành xử tốt, kể cả Tây. Nhưng trong khi Tây rất chú ý giáo dục pháp luật và ý thức cộng đồng cho con em họ, Việt Nam có ai để ý dạy những cái này cho trẻ con từ bé không? Đó cũng chính là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt. Read More!

Thống kê web